Quan niệm Đặng_Thân

  • ""Về nguồn" là một công cuộc sáng tạo mới lạ. Sự trở về với chân-thiện-mỹ tôi thấy nó khác hẳn cái sự không cần biết chân-thiện-mỹ là gì mà lại cứ đòi khư khư giữ lấy nó. Vậy nên tôi ủng hộ mọi sự bứt phá, dù là đi trên con đường chưa ai từng bước hay là trên những lối mòn đã có người đi mà vẫn vô cùng lạ lẫm... Cái tục hay cái "cấm kỵ" muốn đưa vào nghệ thuật càng cần phải có những thủ pháp nghệ thuật công phu, không phải cứ thích là "làm tới" được. Nhưng trước hết, phải loại bỏ khái niệm "cấm kỵ" ra khỏi sáng tác văn học. Thực tế cho thấy chính các đại văn hào là những người viết về cái "cấm kỵ" nhiều nhất và hay nhất. Vì có thể đó chính là những khu vực sâu kín, tiềm ẩn và đầy sức sống nhất làm hoàn thiện con người... Tôi nhận thấy tất cả những gì thuộc về con người đều cao quý. Vậy thì nên chăng chỉ cần đánh giá một tác phẩm là: "có hay không?", "có người không?"..."[19]
  • "Văn chương thì lại càng hơn lúc nào hết phải thoát khỏi cái tình trạng "tam đại tiện" (là ba cái đại đê tiện của người cầm bút; xin đừng nhầm với đại tiện/ỉa là việc thiết yếu/sung sướng với mọi con người lành mạnh, là một trong "tứ khoái") là: nhạt như thể đang là nghề chính của bọn bán ốc luộc (úng thuỷ – tượng bí bách, hiểm trở); suốt ngày cúng cụ như bọn bán vòng hoa, hương, vàng mã và cờ phướn (hoả quá vượng nên nặng về lễ nghĩa xằng), dốt nát như bọn buôn hũ (thổ trung hoả/hoả nhập vào lòng đất thì là tượng của quẻ Địa Hoả Minh Di – tình trạng đau thương, ngu tối, điên dại, gãy đổ, nát bét). Tức là phải làm làm sao để cho độc giả luôn được vừa bốc lửa vừa chảy nước! Như thế mới được quẻ Thuỷ Hoả Ký Tế. Tế là vượt qua sông, là nên; ký tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành. Quẻ này trên thuỷ dưới hoả; lửa có tính bốc lên mà ở dưới nước, nước thì chảy xuống, thế là nước với lửa giao với nhau, giúp nhau mà thành công..."[20]
  • "Sự sâu sắc của văn chương phải có sự hồn nhiên. Đó là điều bình thường của người làm văn. Bây giờ tôi ít nghĩ về sự thách thức. Cách đây cũng lâu tôi cũng có ý muốn nào đó, là khao khát mình có cách viết nào có thể chuyển tải thông tin đa chiều nhất, huyền nhiệm nhất, vượt qua giới hạn ngôn ngữ ba chiều chỉ luẩn quẩn trong đúng-sai. Bây giờ tôi không đặt ra vấn đề gì với mình, tôi cứ kệ ý tứ nó có thì nó sinh ra."[21]
  • "Không ai dám đẩy bất kỳ sự việc gì đến tận cùng? Văn chương sẽ còn lùng bùng đến bao giờ? Phải chăng đến hư cấu (hay "bịa") mà chúng ta cũng vẫn còn sợ bị đánh thuế? Hình như cái gọi là trí tưởng tượng mà vẫn còn đầy rẫy những lớp lớp hàng rào kẽm gai?"
"Những biểu tượng đều có gốc. Mọi hình ảnh dường như đều có sẵn trong vô thức và tiềm thức. Nhà văn muốn khai thác được cả mỏ vàng hay mỏ kim cương nào phải đi tìm đâu thật xa. Khi 'tâm' đã 'linh' thì chỉ cần một 'niệm'."[22]
  • "Đừng đem những lý tưởng, dù hay hớm đến tuyệt đỉnh, ra làm giàn lửa tự thiêu mình."[23]
  • "[N]hư một sáng thế cụ, văn chương không nên và không cần copy thô bạo tôn giáo và triết học. Nó có "con mắt thứ ba" của riêng mình. Độc đáo giữa vũ trụ."
"Bậc "Trí" cao nhất lại thường chủ trương "vô học". Trên đời này toàn những vĩ nhân tạm bợ. Vĩ nhân bậc nhất phải có máu cờ bạc, những kẻ dám ăn chia "tứ-lục" hay thậm chí chơi bời "lục-cửu" với Thượng đế. Bậc nhất mực anh hùng phải có gan xọc vào đúng tim đen của Thượng đế.""Chúa Lời, nếu có, là một tên ác dâm. Tên này rất khoái trá hành hạ con người… Kẻ có [...] đạo chẳng khá bàn về đạo; tất nhiên, bọn vô [...] đạo mới thường nói về đạo. Lạy Chúa, những kẻ đắc đạo đều vô đạo…"[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng_Thân http://horizon.fairfieldcity.nsw.gov.au/ipac20/ipa... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://www.ucs.inrs.ca/default.asp?p=boud http://www.labovespa.ca/fr/vespa-en-bref/equipe/ http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vZGFtYXUu... http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnRh... http://www.atimes.com/atimes/Korea/FK25Dg01.html http://lyquocvinh.blogspot.com/2012/10/a-phat-hien...